Ảo hóa OpenStack là gì? Dùng OpenStack mang lại lợi ích?

Có thể bạn chưa biết: OpenStack là một công nghệ ảo hóa với nhiều tính năng và mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau. Để hiểu rõ hơn về OpenStack, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết bên dưới bài viết này nhé.

OpenStack được xem là nền tảng mã nguồn mở miễn phí được phát triển trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Thông qua nền tảng điện toán đám mây, các máy ảo và các tài nguyên khác cung cấp cho người dùng dưới dạng Infrastructuren-as-a-Service (IaaS).

Openstack là gì?

OpenStack là một ứng dụng của công nghệ ảo hoá (Virtualization). Việc ảo hoá này chính là ảo hoá các phần cứng, phần mềm, các hệ thống, hệ điều hành, chương trình vận hành, điều khiển các phần mềm đó tương tự như một máy chủ vật lý thật mà người ta thường gộp các tài nguyên ảo này thành một máy chủ ảo VPS.

Ảo hóa OpenStack là gì? Dùng OpenStack mang lại lợi ích?1

Nó chính là một hệ thống mã nguồn mở ảo hay là một hệ điều hành ảo cho phép người dùng có thể nghiên cứu, chỉnh sửa, quản lý thông tin của mình một cách tùy ý, hiệu quả theo nhu cầu của họ.

Các thành phần bên trong của Openstack

+ Compute Infrastructure

Bao gồm nhiều loại nova như: nova compute, nova network, nova schedule, nova api và nova volume.

No- Schedule có nhiệm vụ lọc ra các thông tin cụ thể từ số lượng thông tin khổng lồ để cung cấp một cách kịp thời. No-compute với nhiệm vụ chạy các máy ảo, No-network thực hiện việc cấu hình lại các mạng ảo cho máy ảo. Cuối cùng là No-Volume sẽ tiếp nhận công việc xử lý, tạo xoá thêm hoặc bớt các volume vào instance.

+ Storage Infrastructure (Swift)

Bao gồm Proxy node và Storage nodes. Ban đầu các proxy nodes sẽ tiếp nhận các yêu cầu xử lý và gửi về cho storage nodes , tiếp theo chính là sao lưu các mục yêu cầu dưới một account, khu lưu trữ (container) hoặc vùng đối tượng (các object).

Thông tin thêm các container sẽ thuộc sở hữu của một account (không giới hạn số lượng) và các object sẽ là các tập con bên trong container. Do đó, điều bắt buộc chính là phải có ít nhất một container bên trong account để tiến hành các thao tác update. Kết luận, Swift sẽ thực hiện các công việc như ghi chép lại các thông tin dữ liệu.

+ Imaging service (Glance)

Qua tên gọi có thể đoán được chức năng của phần này chính là xử lý những file ảnh của máy chủ ảo. Ngoài ra, chúng ta còn thực hiện được một số công việc quản trị khác như cập nhật thêm các tính năng vitural disk images, cài đặt các chế độ quyền riêng tư cho các hình ảnh, dễ dàng tuỳ biến việc chỉnh sửa hoặc xoá ảnh.

Ảo hóa OpenStack là gì? Dùng OpenStack mang lại lợi ích?2 Sử dụng OpenStack mang lại những lợi ích gì? 

Openstack không đơn thuần là một phần mềm mã nguồn mở mà nó còn là một hệ thống mã nguồn mở bao gồm nhiều tính năng:

- Compute: quản lý và cung cấp máy ảo cho phép người điều khiển bằng lệnh.

- Glance: quản lý các image ảo..

- Object Storage: quản lý các kho lưu trữ ảo chứa các thông tin, dữ liệu.

- Identity Server: quản lý chương trình xác thực dành cho user và projects.

- Open Network: quản lý network cho các máy ảo.

- Open dashboard: cung cấp giao diện đồ họa cho người dùng.

Ảo hóa OpenStack là gì? Dùng OpenStack mang lại lợi ích?3

Ngoài ra còn có các lợi ích như sau:

- Openstack hẳn là một hệ điều hành Cloud.

- Miễn phí và cho phép bạn tự do mở mã nguồn

- Ứng dụng được cho cả Public và Private Cloud.

Vắn tắt về OpenStack:

  • OpenStack là một dự án mã nguồn mở dùng để triển khai private cloud và public cloud, nó bao gồm nhiều thành phần (tài liệu tiếng anh gọi là Project) do các công ty, tổ chức, lập trình viên tự nguyện xây dựng và phát triển.
  • Có 3 nhóm chính tham gia: Nhóm điều hành, nhóm phát triển và nhóm người dùng.
  • OpenStack hoạt động theo hướng mở: Công khai lộ trình phát triển, công khai mã nguồn …
  • Tháng 10/2010 Rackspace và NASA công bố phiên bản đầu tiên của OpenStack, có tên là OpenStack Austin, với 2 thành phần chính (Project) : Compute (tên mã là Nova) và Object Storage (tên mã là Swift)
  • Các phiên bản OpenStack có chu kỳ 6 tháng. Tức là 6 tháng một lần sẽ công bố phiên bản mới với các tính năng bổ sung.
  • Tính đến nay có 13 phiên bản của OpenStack bao gồm: Austin, Bexar, Cactus, Diablo, Essex, Folsom, Grizzly, Havana, Icehouse, Juno, Kilo, Liberty, Mitaka.
  • Tên các phiên bản được bắt đầu theo thứ tự A, B, C, D …trong bảng chữ cái.
  • Các thành phần (Project) có tên và có mã dự án đi kèm, với Havana gồm 9 thành phần sau:
    • Compute (code-name Nova)
    • Networking (code-name Neutron)
    • Object Storage (code-name Swift)
    • Block Storage (code-name Cinder)
    • Identity (code-name Keystone)
    • Image Service (code-name Glance)
    • Dashboard (code-name Horizon)
    • Telemetry (code-name Ceilometer)
    • Orchestration (code-name Heat)

Qua bài viết trên đây, chắc có lẽ bạn đã hiểu công nghệ ảo hóa OpenStack là gì và những ưu điểm do OpenStack mang lại rồi đúng không nào? Đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết tiếp theo của chúng tôi nha.

Nguồn bài: Tổng hợp