Cách đổi tên miền website mà không ảnh hưởng đến SEO

Bạn đang lo lắng về việc đổi tên miền website? Bạn sợ rằng nếu đổi domain sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa trên Google, công sức SEO bấy lâu nay sẽ đổ xuống sông xuống biển? Đừng lo, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách đổi tên miền website mà không ảnh hưởng đến SEO đảm bảo hiệu quả.

Vì sao bạn muốn đổi tên miền?

Có nhiều nguyên nhân khiến nhu cầu chuyển đổi tên miền ngày càng cần thiết hơn, nhất là việc đổi tên cho các website WordPress.

Cách đổi tên miền website mà không ảnh hưởng đến SEO 1

Cụ thể là các lí do như sau:

Muốn đổi tên thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp muốn dùng các tên thương hiệu mới sau khi thay đổi định hướng kinh doanh, nên họ cần chuyển đổi tên miền sao cho hợp lý.

Tránh việc bị Google xử phạt

Nếu website bị Google phạt thì sẽ dẫn đến kết quả tìm kiếm khó hiển thị hoặc tụt hạng nhanh chóng. Do đó các doanh nghiệp sẽ muốn chuyển đổi tên miền để phục hồi trang web của mình.

Đổi sang tên miền tốt hơn

Nếu website có dạng tên miền không phổ biến hoặc ít uy tín thì cần chuyển sang tên miền khác để dễ thu hút người truy cập hơn.

Chuyển đổi http sang https

Google có xu hướng đánh giá cao những website có dạng https hơn, do đó nhiều doanh nghiệp chuyển đổi tên miền từ http sang https để tăng lưu lượng người truy cập đến website.

Hợp nhất website

Nếu doanh nghiệp có nhiều website và muốn hợp nhất chúng lại dưới dạng một tên miền duy nhất thì cần chuyển đổi tên miền.

Chuyển đổi tên miền có ảnh hưởng đến SEO?

Hiện nay, Google cho phép người dùng có thể thay đổi chuyển đổi tên miền của mình mà không làm ảnh hưởng gì đến kết quả SEO. Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn thay đổi tên miền thì website vẫn được giữ nguyên thứ hạng ban đầu.

Tuy nhiên điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn lưu ý đến những điều sau đây:

  • Cần đảm bảo cấu trúc URL của tên miền cũ và tên miền mới phải giống nhau. Hãy trỏ DNS về cùng một thư mục với domain cũ. Cách này giúp người dùng truy cập domain mới những nội dung hiển thị sẽ tương đương như tại domain cũ.
  • Hạn chế để xảy ra hiện tượng thiếu trang (Error 404). Khi chuyển đổi tên miền bạn cần xây dựng lại website hoặc điều chỉnh nội dung. Các nội dung cũ nên xoá đi và thêm vào nội dung mới. Quá trình này cần hạn chế để xuất hiện Error 404 vì làm tụt thứ hạng trang.
  • Chuyển đổi tên miền xong xuôi, bạn vẫn cần đảm bảo tên miền cũ còn hoạt động ít nhất trong vòng 3 tháng, điều này để giúp Google xem xét các nội dung kĩ càng. Tuyệt đối không chuyển đổi tên miền xong thì xóa tên miền cũ khi Google chưa kịp cập nhật.

Cách chuyển tên miền website WordPress không ảnh hưởng đến SEO 

Khi muốn chuyển đổi tên miền cho các website WordPress, bạn hãy thực hiện trong trang quản trị WordPress theo các bước như sau: Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản quản trị WordPress Bước 2: Nhấn vào mục Setting (cài đặt) ở thành menu bên trái =>  chọn General (chung).

Cách đổi tên miền website mà không ảnh hưởng đến SEO 2

Bước 3: Tại mục WordPress Address (URL – địa chỉ WordPress) và Site Address (URL – địa chỉ website), nhập vào tên miền mới và nhấn lưu lại. Khi thực hiện cách này thì địa chỉ website cũ của bạn sẽ không vào được nữa.

Các bước chuyển đổi tên miền không ảnh hưởng đến từ khóa 

Nếu muốn chuyển đổi tên miền nhưng vẫn giữ chuẩn SEO để không tụt hạng đánh giá Google bạn hãy áp dụng 8 bước sau:
  • Bước 1: Tạo bản sao lưu cho website cũ
Chuyển đổi tên miền cho website hay không thì cũng cần có thói quen tạo và giữ bản sao lưu cho website. Điều này nhằm khôi phục lại website dễ dàng khi có sự cố xảy ra. Sau khi bạn tạo và sao lưu bản sao tên miền cũ trước khi thực hiện chuyển đổi tên miền mới, hãy giữ lại được backup website cũ và chuẩn bị backup này để tạo website cho tên miền mới.
  • Bước 2: Làm sạch tên miền mới
Bạn cần thêm tên miền mới vào công cụ Google Webmaster Tools. Việc này nhằm kiểm tra tên miền. Cách thức là thêm tên miền vào Google Webmaster Tools => nhấn Search Traffic ở thanh menu bên trái => chọn Manual Actions. Nếu không có lỗi nào được liệt kê thì hãy thực hiện các bước tiếp theo. Nếu có yêu cầu lỗi cần sửa, bạn phải đổi thông tin và gửi yêu cầu xem xét cho Google.
  • Bước 3: Di chuyển WordPress website đến hosting mới
Tên miền mới của bạn cần có hosting và bạn đã trỏ tên miền đó về hosting phù hợp. Lúc này hãy thực hiện chuyển dữ liệu website chứa các tập tin WordPress và database sang hosting dưới dạng tên miền mới. Cách di chuyển dữ liệu bằng các plugin Duplicator hoặc All-in-One WP migration như sau: Upload file WordPress lên thư mục của tên miền mới=> tạo database mới => upload backup database website cũ lên file database mới đó. Cập nhật lại file cấu hình  wp-config.php giúp kết nối database mới vừa tạo.
  • Bước 4: Thêm rules chuyển hướng vào .htaccess
Cần thêm vào một đoạn mã .htaccess để chuyển hướng website mà vẫn giữ được điểm SEO. Điều này giúp bạn chuyển  PageRank của Google sang tên miền mới. Các cấu trúc url trên website WordPress của bạn sẽ được giữ lại và dùng với domain mới. Truy cập vào website cũ để tìm kiếm file .htaccess tại thư mục public_html =>  chuyển hướng 301 cho website như sau:
  • Vào cPanel =>  chọn  Files=> File Manager.
  • Chọn tên miền cũ => nhấn mục File Manager.
  • Tìm file .htaccess tại thư mục public_html  =>  nhấn chuột phải =>  chọn Edit.
  • Nhập đoạn mã code:
#Options +FollowSymLinks RewriteEngine on RewriteRule ^(.*)$ http://www.newurl.com/$1 [R=301,L] Thay thế dòng http://www.newurl.com bằng tên miền mới của bạn => chọn Save & Close.
  • Bước 5: Sửa các link bị lỗi
Khi chuyển đổi tên miền cũ sang tên miền mới sẽ có một số link url bị lỗi và không tốt cho trải nghiệm của người dùng. Bạn cần kiểm tra và sửa các link bị lỗi này ngay nhé!
  • Bước 6: Thông báo cho Google
Google lập trạng thái cho tên miền mới, bạn hãy dùng công cụ Google Search Console và Change of Address để đổi lại domain mới. Tại giao diện Google Search Console của website cũ => chọn cài đặt => chọn Change of Address => thực hiện theo 4 bước yêu cầu => hoàn tất quá trình thông báo với Google.
  • Bước 7: Gửi sitemap mới cho website
Bạn tạo sơ đồ trang web mới => nhập vào mục Google Search Console =>  mục Crawl => sitemap.
  • Bước 8: Đổi tên miền trong Google Analytics
Đăng nhập vào Google Analytics => chọn mục Admin => chọn Property Settings => đổi lại Default URL => bấm Save để lưu lại. Phần kết

Đã xong. Như vậy là bạn đã hoàn thành thao tác đổi tên miền website để không bị ảnh hưởng đến SEO rồi đấy. Không quá khó khăn phải không nào? Nếu có chỗ nào chưa hiểu, hãy để lại bình luận ở bên dưới bài viết nhé.

Nguồn bài: Tổng hợp