CDN là gì? Tại sao CDN là chìa khóa vàng của doanh nghiệp?

CDN là gì? Tại sao CDN là chìa khóa vàng của doanh nghiệp trong cuộc chiến tiếp cận khách hàng online như hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay bên dưới đây nhé.

Cuộc chiến tiếp cận khách hàng tiềm năng online ngày càng khốc liệt và lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp có thể chêch lệch rất xa nhau chỉ nhờ một yếu tố: độ trễ khi load trang website (latency). Và chính độ trễ này, chỉ 1 giây làm đổi thay quyết định của user có nên ở lại trang web của hoặc thoát ra ngay để tìm đến kết quả khác. Vậy có cách nào để rút ngắn thời gian này và đảm bảo trải nghiệm hài lòng của khách hàng?

Content Delivery Network (CDN) là gì?

Từ chính thực tế quá tải của server chính khi phải truyền trực tiếp đến tất cả client, giải pháp phân chia resource đến client thông qua các host gần client đó nhất. Nó không chỉ có thể giảm tải tối đa cho máy chủ chính, mà còn tăng tốc website gấp nhiều lần không phân biệt vị trí và vùng địa lý của mỗi người truy cập mà không cần phải lo lắng tới việc nâng cấp máy chủ chính quá tốn kém.

CDN là gì? Tại sao CDN là chìa khóa vàng của doanh nghiệp? 1

Công cụ này được gọi là Content Delivery Network (CDN), tạm dịch là “mạng lưới phân tải nội dung”, là một mạng lưới tập hợp gồm nhiều Server được triển khai tại nhiều data center khác nhau đặt khắp thế giới. Cứ mỗi vị trí khác nhau sẽ có một PoP (Point of Presense) – là một bản “sao lưu” tất cả nội dung trên website, có vai trò truyền tải nó đến người truy cập vào web trong phạm vi của PoP đó.

Đáp án cho câu hỏi CDN là gì như sau: Nếu user đang ở Mỹ và truy cập website của bạn đặt tại Việt Nam, thì truy cập này sẽ được xử lý bởi một PoP đặt tại Mỹ. Cách xử lý này nhanh hơn rất nhiều so với thông thường – giảm thời gian tải nội dung của web, mà server chính của bạn cũng được giảm tải, không phải chuyển thông tin đi cả một vòng trái đất để đến được với user nữa.

CDN – Chìa khóa vàng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày nay, hơn một nửa số traffic trên Internet đều có sử dụng CDN và con số này không hề có dấu hiệu giảm xuống mỗi năm. Chỉ trừ khi đối tượng phục vụ của bạn không rộng lớn thì bạn không cần thiết phải dùng CDN. Thực tế thì, nếu doanh nghiệp của bạn đã online rồi thì có rất ít lí do để mà không dùng CDN.

CDN là gì? Tại sao CDN là chìa khóa vàng của doanh nghiệp?2

Đối với website của doanh nghiệp:

  • Cải thiện thời gian tải trang web – Bằng cách phân phối nội dung tiếp cận gần hơn với người dùng bằng cách sử dụng máy chủ CDN gần đó, trải nghiệm của người dùng sẽ được cải thiện hơn nhiều. Đặc biệt, tốc độ tải trang cũng được coi là một nhân tố quan trọng khi xếp hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những trang web có tốc độ tải trang thường sẽ được xếp hạng tốt hơn.
  • Tiết kiệm băng thông – Băng thông từ mạng của máy chủ gốc chỉ tốn một lần xử lý đó là chấp nhận request từ các PoP CDN, sau đó các lượt truy cập từ người dùng sẽ chỉ truy cập vào nội dung trên CDN nên máy chủ gốc sẽ không tốn thêm. Chỉ khi nào bạn tiến hành xóa các bản lưu nội dung trên CDN thì các PoP CDN sẽ tiến hành lấy nội dung lần nữa thì mới tốn thêm.
  • Nâng cao tính bảo mật – CDN có thể giúp website của bạn cải thiện được tính bảo mật bằng cách cung cấp tính năng hạn chế DDoS, tường lửa và một số phương pháp tối ưu khác.
  • Tiết kiệm chi phí – Giá băng thông cho website cơ bản hiện nay khá đắt. Nếu bạn đang sử dụng gói hosting với mức băng thông được cung cấp hạn chế. Thì khi có quá nhiều người truy cập vào website của bạn, băng thông sẽ đạt đến mức giới hạn dẫn đến xảy ra lỗi 509. Và như đã nói ở trên, CDN sẽ giúp website của bạn tiết kiệm được băng thông đồng thời giảm chi phí phải trả để mua thêm băng thông.
  • Các server của CDN còn có các chức năng bổ sung như sử dụng làm các cơ sở back-up và recover dữ liệu từ xa khi có sự cố. Chúng cũng có thể dùng để cung cấp dung lượng và không gian lưu trữ, cũng như cung cấp thông tin giúp phân tích thêm về thói quen sử dụng của người dùng.

Đối với nguời dùng:

  • Tốc độ truy cập và load website mượt mà hơn hẳn, giảm thiểu sự chậm trễ, giật lag của phim, video ảnh, gif,…
  • Tương tác nhanh hơn
  • Cập nhật các sự kiện Live stream qua điện thoại hoặc laptop đều chất lượng hơn mà không phải trang bị thiết bị mắc tiền khác…

Ngành nghề thường sử dụng CDN hỗ trợ tối ưu cho công việc của mình

  • Quảng cáo.
  • Giải trí và Media
  • Game Online
  • Thương mại điện tử
  • Y tế và giáo dục
  • Hệ thống Chính phủ
  • Mobile

KDATA - Nhà cung cấp uy tín dịch vụ CDN và các dịch vụ trên nền điện toán đám mây

Để tìm kiếm được một nhà cung cấp CDN không khó, đôi khi chỉ cần dành một ít thời gian search Google cũng có thể tìm được một số nhà cung cấp cho Free Trial hoặc có thể cả Free. Tuy nhiên không phải dịch vụ nào cũng có các máy chủ PoP ở gần bạn, và ở gần khách hàng; bạn cần có khả năng chủ động xem map của họ xem có máy chủ gần khu vực địa lý bạn mong muốn hay không.

KDATA là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp CDN, cũng như cho thuê máy chủ, Cloud VPS, Cloud Server, Dedicated Server… KDATA tự hào với hệ thống máy chủ CDN được đặt tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam và nước ngoài và nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng qua những ưu điểm nối bật nhất của dịch vụ mà KDATA đang phát triển như:

  • Khả năng tự động bảo vệ: tự động cập nhật, hỗ trợ đa nền tảng, sao lưu hằng ngày
  • Khả năng bảo vệ liên tục: quét virus hằng ngày, bảo mật dữ liệu, giám sát máy chủ liên tục
  • Khả năng giám sát liên tục: giám sát mạng liên tục, cảnh báo khi có sự cố, đảm bảo uptime 99,99%
  • Hỗ trợ miễn phí: hỗ trợ miễn phí 24/7, tư vấn miễn phí, hướng dẫn cài đặt.

CDN là gì? Tại sao CDN là chìa khóa vàng của doanh nghiệp?3

KDATA đã có kinh nghiệm hơn 8 năm uy tín cung cấp dịch vụ CDN, điện toán đám mây, với mạng lưới hơn 1000 máy chủ, hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời cũng là một trong những đối tác lớn của VNPT, FPT, Viettel…

Qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu CDN là gì và tại sao CDN là chìa khóa vàng của các doanh nghiệp hiện nay rồi đúng không nào? Nếu có ý kiến gì thì hãy comment bên dưới bài viết nhé. Hẹn gặp lại mọi người ở những bài viết sau.