Cloud Server là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Cloud Server

Cloud Server là một dịch vụ tiêu biểu của điện toán đám mây. Vậy Cloud Server là gì? Có ưu nhược điểm gì? Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về Cloud Server trước khi bắt đầu sử dụng dịch vụ này nhé!

Cloud Server là gì?

Cloud Server là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Cloud Server (1)

Cloud Server (máy chủ đám mây) là cơ sở hạ tầng ảo được xây dựng để xử lý thông tin và xây dựng ứng dụng. Cloud Server tương tự như một máy chủ arp (VPS) nhưng lại được thiết lập thêm công nghệ Cloud Computing (điện toán đám mây).

Nếu những máy chủ trước đây khi sử dụng đều có một giới hạn dung lượng nhất định. Nên việc nâng cấp sẽ mất khá nhiều thời gian và cũng rất khó. Những lúc này thì máy chủ phải tạm ngừng hoạt động nên doanh nghiệp phải bị ảnh hưởng rất nhiều. Bên cạnh đó là nếu muốn triển khai một ứng dụng thì doanh nghiệp buộc phải mua thêm, thuê nhiều máy chủ nữa thì mới có thể chạy ứng dụng, dự án khác.

Nhưng với Cloud Server thì việc nâng cấp tài nguyên vô cùng đơn giản, nhanh gọn, rút ngắn thời gian. Đồng thời cũng không cần nâng cấp hay bảo trì máy chủ định kỳ.

Những tính năng của Cloud Server

Cloud Server là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Cloud Server (2)

Tích hợp công nghệ điện toán đám mây giúp cho Cloud Server có thêm những tính năng vượt trội hơn so với các dòng máy chủ khác. Mà cụ thể chính là:

  • Quản lý dễ dàng

Giao diện quản lý đơn giản, đầy đủ các tính năng trên trình duyệt, quản lý tài nguyên hoàn toàn, khởi động, cài đặt server cùng nhiều tính năng khác.

  • Truy cập từ xa

Dễ dàng truy cập và quản lý từ xa. Đồng thời chia sẻ dữ liệu ở bất cứ nơi nào thông qua các thiết bị như máy tính bảng, laptop, smartphone có kết nối Internet.

  • Tính sẵn sàng cao

Cloud Server có cơ thế tự theo dõi trạng thái của Server. Đồng thời còn có cả hệ thống tự động chuyển đổi giữa các server khi mà một trong các server gặp sự cố. Điều này đảm bảo cho việc vận hành luôn thông suốt, dù có điều gì xảy ra đi chăng nữa.

  • Khả năng mở rộng

Nếu bạn muốn mở rộng, nâng cấp tài nguyên thì không cần phải thuê thêm máy chủ. Bạn có thể nâng cấp tài nguyên Cloud của mình một cách nhanh chóng, tiện lợi theo nhu cầu sử dụng.

  • Cấu hình chuyên dụng

Hạ tầng Cloud Server được đầu tư từ các Server chuyên dụng của những nhà sản xuất hàng đầu như Dell, IBM, SuperMicro với cấu hình cao và network vững chắc.

  • Hệ điều hành riêng

Bạn có thể chọn một hệ điều hành và yêu cầu cài đặt như Linux CentOS, Ubuntu, Fedora hoặc bất kỳ hệ điều hành nào được nhà cung cấp hỗ trợ.

Ưu và nhược điểm của Cloud Server

Ưu điểm:

  • Dễ dàng quản trị.
  • Khởi tạo và nâng cấp dễ dàng.
  • Tính ổn định cao.
  • Tốc độ xử lý vượt trội.
  • An toàn và bảo mật cao.

Một số ưu điểm khác như khả năng phòng chống DDOS, dễ dàng nhân rộng và kết nối LAN, quản lý thông qua các giao thức SSH, remote desktop, hệ thống theo dõi các hoạt động truy cập, truy xuất, lưu lượng,…

Hạn chế:

  • Vấn đề bảo mật thông tin.

Một số thông số cần biết khi thuê Cloud Server

Cloud Server là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Cloud Server (3)

  • RAM

Càng nhiều RAM thì hệ thống của bạn có khả năng truy xuất dữ liệu càng tốt. Vì bạn sẽ cần RAM để nó xử lý các đoạn mã PHP, hỗ trợ đọc ghi dữ liệu, xử lý truy vấn nhập xuất của database…

Ngoài ra, tùy theo lượng truy cập vào webste mà tối ưu của máy chủ ảo thì bạn sẽ cần RAM nhiều hay ít. Với KDATA thì sẽ cho bạn chọn RAM từ mức 1GB đến 96GB.

  • CPU

CPU Core cũng giống như RAM. Thông số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu sẽ càng tốt. KDATA cho phép bạn chọn từ 1 vCPU đến 20 vCPU. Cấu hình này sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính, quy mô của doanh nghiệp mà lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

  • Storage

Storage chính là bộ nhớ của Cloud Server. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến tốc độ xử lý của server. Bạn cần quan tâm đến 2 yếu tố của storage chính là dung lượng và loại storage. Hãy dựa trên nhu cầu thực tế để chọn dung lượng storage phù hợp, đảm bảo máy chủ vận hành tốt nhất nhé.

Hiện nay, storage có 2 loại là HDD và SSD. Hầu hết các nhà cung cấp đều sẽ sử dụng ổ SSD bởi nó có hiệu suất nhanh gấp 3,4 lần so với ổ HDD.

  • Uptime

Uptime sẽ giúp đảm bảo mức độ hoạt động của dịch vụ cũng như mức độ ổn định trong suốt quá trình sử dụng. Up time phụ thuộc vào 3 yếu tố gồm up time của hệ thống vật lý, up time của các giải pháp, up time của Data Center.

Nhưng thực tế thời gian up time dựa trên cả 3 yếu tố đó vào khoảng 99,95% đã được xem là lí tưởng.

  • Hỗ trợ kỹ thuật

Nếu gặp bất kỳ lỗi nào trong quá trình sử dụng Cloud Server thì bạn chắc chắn cần phải được hỗ trợ nhanh chóng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với một đơn vị cung cấp dịch vụ này chính là phải có đội ngũ hỗ trợ khách hàng 24/7 có chuyên môn cao để giúp tư vấn, giải quyết sự cố.

Nên thuê Cloud Server ở đâu uy tín?

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server VietNam nhưng bạn cũng nên tìm hiểu để chọn lựa chọn một nhà cung cấp uy tín, chất lượng.

KDATA là một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam với các dịch vụ Cloud Server, Cloud Hosting, Object Storage, CDN,… chuyên nghiệp, ổn định và mạnh mẽ. Riêng Cloud Server, hệ thống máy chủ sẽ cho phép bạn tự khởi tạo, nâng cấp, tạo và xóa VM dễ dàng. Phương thức thanh toán linh hoạt gồm tính tiền theo giờ và theo chu kỳ để bạn dễ dàng lựa chọn.

Tóm lại trên là những thông tin mà bạn cần biết về Cloud Server. Hy vọng nó sẽ giúp được bạn trong việc chọn lựa một nhà cung cấp dịch vụ uy tín. Nếu có thắc mắc hãy comment bên dưới để được tư vấn, giải đáp và hỗ trợ nhé.