Hướng dẫn cách sử dụng DirectAdmin cơ bản nhất cho newbie

Là một newbie - người mới bước chân vào tìm hiểu Hosting và DirectAdmin thì nhất định bạn phải "nằm lòng" cách sử dụng DirectAdmin cơ bản nhất sẽ được chúng tôi bật mí trong bài hướng dẫn chi tiết này.

DirectAdmin và ưu nhược điểm của mình

DirectAdmin là một trong những Bảng điều khiển (Control Panel) dành cho người quản trị Web Hosting được ưa chuộng hiện nay với giao diện trực quan, dễ sử dụng. DirectAdmin cung cấp các tính năng như xem, thay đổi thiết lập phần cứng và phần mềm của máy chủ. Đồng thời nâng cao tính bảo mật và kiểm soát tài khoản người dùng.

Hướng dẫn cách sử dụng DirectAdmin cơ bản nhất cho newbie 1

Ưu điểm:

  • Phương thức sử dụng đơn giản

Giao diện sử dụng của DirectAdmin mặc dù tương đối đơn giản nhưng vẫn đầy đủ những tính năng cần thiết. Phần mềm này đươc phân cấp thành 3 loại tài khoản, thứ tự từ cấp quyền cao đến thấp là Administrator, Reseller, và User. Đặc biệt hơn cả, chỉ trong một lần đăng nhập với phần mềm này, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa 3 loại tài khoản một cách dễ dàng.

  • Tốc độ xử lý cực nhanh, ít tiêu tốn ít tài nguyên

Ưu điểm của DirectAdmin là tốc độ xử lý cực kỳ nhanh chóng và khả năng thích ứng cao. Bên cạnh đó, giao diện của phần mềm này cũng được thiết kế theo hướng tối giản, dễ sử dụng và ít tiêu tốn tài nguyên hệ thống.

  • Ổn định

Đặc biệt, tính ổn định của DirectAdmin rất cao. Nó có thể hoạt động trong thời gian dài mà không mắc phải lỗi hệ thống như các phần mềm quản trị hosting khác. Thêm vào đó, DirectAdmin còn có khả năng tự phục hồi trong trường hợp xảy ra lỗi bằng cách khởi động lại hệ thống.

  • Giá bản quyền thấp

Dù có nhiều tính năng vượt trội nhưng giá bản quyền của DirectAdmin khá thấp, chỉ với 89$ có thể sử dụng trọn đời.

Nhược điểm

Dù có nhiều ưu điểm nhưng DirectAdmin vẫn tồn tại hai vấn đề sau:

- Các tính năng chưa được hoàn thiện đầy đủ như cPanel hay một số phần mềm quản trị khác. - DirectAdmin không tương thích với dòng font unicode nên rất khó để để sửa khi file sử dụng các ngôn ngữ không phải là tiếng Anh.

Hướng dẫn cách sử dụng DirectAdmin cơ bản nhất

Hướng dẫn cách sử dụng DirectAdmin cơ bản nhất cho newbie 2 Các bước truy cập và đăng nhập DirectAdmin tương đối đơn giản

Cách đăng nhập DirectAdmin

Để đăng nhập vào DirectAdmin, đầu tiên bạn phải đăng ký tài khoản hosting. Sau khi đăng ký thành công, sẽ có 1 email được gửi đến bạn, trong đó có link truy cập, tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập DirectAdmin. Bạn chỉ việc làm theo hướng dẫn như trong email là được.

Trong trường hợp đã có tài khoản Hosting, bạn chỉ cần truy cập vào website https://tenmiencuaban.com:2222 và nhập thông tin đăng nhập.

Cấp độ user trong DirectAdmin

Hướng dẫn cách sử dụng DirectAdmin cơ bản nhất cho newbie 3 DirectAdmin được phân thành được phân thành 3 cấp độ là Admin, Reseller, và User

Các cấp độ user trong DirectAdmin được phân thành 3 nhóm như sau:

- Nhóm Admin

Đây là cấp độ user cao nhất của DirectAdmin. Nhóm này có các quyền chỉnh sửa cũng như thay đối cấu hình của toàn bộ hệ thống, xem lịch sử thông tin, tạo ra 2 nhóm còn lại…

- Nhóm Reseller

Nhóm này có cấp bậc sau nhóm Admin. Với cấp bậc Reseller, nhóm này chỉ có thể quản trị và thay đổi cấu hình của nhóm user do chính Reseller đó tạo ra mà thôi.

- Nhóm User

Đây là cấp độ có quyền hạn thấp nhất. Mỗi user sẽ do admin hoặc reseller tạo ra. Và mỗi user chỉ có quyền thay đổi thông tin đối với tài khoản của mình.

Những chức năng của bảng điều khiển DirectAdmin

Hướng dẫn cách sử dụng DirectAdmin cơ bản nhất cho newbie 4

Ngoài việc xây dựng 3 cấp độ user với mỗi cấp độ có những chức năng riêng biệt giúp quản trị dễ dàng hơn, DirectAdmin còn có những chức năng nổi bật sau:

- Ticket Support System: Quản lý, hỗ trợ user và khách hàng trở nên đơn giản hơn - Two-Factor Authentication: Với chức năng này, tài khoản đăng nhập DirectAdmin có thể sử dụng trên điện thoại. - Completely Customizable: Thay đổi giao diện hệ thống - Automatic Recovery From Crashes: Khi xảy ra lỗi, phần mềm sẽ tự khởi động lại hệ thống

Cách quản lý Database trong DirectAdmin

Để tạo Database trong DirectAdmin, người dùng cần click vào task Database và nhập đầy đủ các thông tin sau:

- Database Name: chính là username đăng nhập host, dài không quá 16 ký tự. - Username: không quá 16 ký tự. Thông thường Username sẽ giống với Database Name để việc quản trị trở nên dễ dàng hơn. - Mật khẩu. Sau khi nhập đầy đủ thông tin, người dùng gõ xác nhận và click vào random, cuối cùng nhấn creat và lưu lại thông tin. Như vậy, bạn đã hoàn thành các bước tạo Database.

Các bước cài đặt WordPress lên DirectAdmin

Để cài đặt WordPress lên DirectAdmin, người dùng cần thực hiện 6 bước cơ bản như sau:

Hướng dẫn cách sử dụng DirectAdmin cơ bản nhất cho newbie 5

Bước 1: Tạo Mysql cho wordpress Bước 2: Upload source code lên hosting bằng cách sử dụng công cụ FTP như filezilla, winscp hoặc upload trực tiếp trên Directadmin Bước 3: Giải nén source code Bước 4: kết nối source code với mysql Bước 5: Trỏ domain về hosting Bước 6: Vào trình duyệt và nhập thông tin đăng nhập

So sánh cPanel và DirectAdmin

- Cấu hình sử dụng của DirectAdmin nhẹ hơn nhiều so với cPanel, bạn chỉ cần dung lượng RAM 128Mb là đủ. Trong khi đó với cPanel, để chạy trên nền máy chủ ảo VPS, máy tính cần phải có cấu hình ít nhất là 512Mb. -Khi tiếp cận với máy chủ, DirectAdmin được cấp quyền quản trị root và end-user, nên độ tin cậy của nó được đảm bảo hơn so với cPanel. - DirectAdmin có khả năng tự động khôi phục dữ liệu khi xảy ra lỗi. Nên tốc độ xử lý và tính ổn định của phần mềm này được đánh giá tương đối cao. - Và ưu điểm lớn nhất của DirectAdmin là giá bản quyền rẻ nhất so với các hệ thống quản trị khác, trong đó có cPanel.

Mời bạn xem thêm bài viết: https://blog.kdata.vn/cpanel-va-directadmin-la-gi-so-sanh-cpanel-va-directadmin-435/

Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng DirectAdmin cơ bản nhất, chính xác nhất cho những người mới bắt đầu mà bạn có thể thực hành theo. Chúc bạn thành công!

Nguồn bài tham khảo: Matbao