Những ứng dụng của Cloud Server trong thực tế là gì?

Có thể bạn chưa biết các công cụ mà chúng ta thường dùng hàng ngày như Google Drive, Dropbox, One Drive.... là một trong số những ứng dụng thực tế của công nghệ điện toán đám mây Cloud Server. Để hiểu rõ hơn ứng dụng của Cloud Server, mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới đây nhé.

Tìm hiểu Cloud server là gì?

Cloud server (hay còn gọi là máy chủ đám mây) là cơ sở hạ tầng ảo được xây dựng để thực hiện việc lưu trữ xử lý thông tin và ứng dụng. Cloud Server là một sản phẩm máy chủ tương tự như một chiếc máy chủ ảo (máy chủ VPS) nhưng được thiết lập thêm công nghệ Cloud Computing (công nghệ điện toán đám mây).

Những ứng dụng của Cloud Server trong thực tế là gì? 1

Những loại máy chủ là gì khi mà trước đây chúng đều có một giới hạn dung lượng nhất định và việc nâng cấp thêm dung lượng cho máy chủ là việc khá khó và mất nhiều thời gian để thực hiện, những lúc như thế máy chủ buộc phải tạm dùng hoạt động, gây ảnh hưởng nhiều cho doanh nghiệp cũng như người sử dụng.

Bên cạnh đó, khi bạn có dự án triển khai thiết lập một ứng dụng gì đó mà phải có máy chủ thì mới có thể thực hiện, khi đó bạn buộc phải mua, thuê một hay nhiều máy chủ mới chứ không thể dùng chung với những máy chủ đang chạy những ứng dụng hay dự án khác.

Việc nâng cấp tài nguyên của Cloud Sever hết sức đơn giản và nhanh gọn, chỉ diễn ra tròng vài phút, trong thời gian nâng cấp cũng không cần bảo trì máy chủ...

Cloud Server là dịch vụ cho phép khách hàng khởi tạo theo nhu cầu hàng loạt các tài nguyên máy chủ ảo bao gồm bộ vi xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ tạm thời (RAM), dung lượng lưu trữ (Storage) và hệ thống mạng (Networks) mà không cần phải đầu tư thiết bị phần cứng tại trung tâm dữ liệu (Data Center).

Những ứng dụng thực tế của công nghệ đám mây

Cloud Server hay công nghệ điện toán đám mây mà đại đa số người dùng cuối không thể nhìn thấy lại được ứng dụng vào thực tế rất nhiều: lưu trữ dữ liệu khổng lồ, công cụ giao tiếp, sao lưu và phục hồi dữ liệu...

Cơ sở dữ liệu đám mây tiện lợi

Những công ty, doanh nghiệp lớn sẽ cần sử dụng đến một lượng lớn data và không gian khổng lồ để có thể lưu trữ hết lượng data đó. Nhưng chi phí đầu tư cho một hệ thống máy chủ chuyên dụng là rất tốn kém, không phải doanh nghiệp nào cũng có nguồn vốn đầu tư dồi dao. Thêm nữa là chưa có đội ngũ vận hành website chuyên môn cao thì việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây sẽ giải quyết đươc 2 vấn đề trên một cách tối ưu nhất.

Công cụ giao tiếp

Cloud computing cho phép người dùng có quyền truy cập vào các ứng dụng có sẵn trên mạng Internet và các công cụ giao tiếp như email và lịch. Hầu hết, các ứng dụng nhắn tin và gọi điện phổ biến trên toàn cầu hiện nay như Skype và WhatsApp cũng hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ đám mây.

Tất cả tin nhắn, thông tin của khách hàng sẽ được lưu trữ lại trên phần cứng của nhà cung cấp dịch vụ. Điều này cho phép bạn truy cập thông tin của mình từ bất cứ đâu thông qua mạng internet.

Sao lưu và khôi phục dữ liệu

Những ứng dụng của Cloud Server trong thực tế là gì? 2

Việc sao lưu được hiểu là việc sao chép, lưu lại dữ liệu phòng khi xảy ra sự cố làm thất thoát nguồn dữ liệu, Nó giúp người dùng có thể tự phục hồi lại thông tin của mình một cách nhanh chóng. Ở những thời điểm trước thì mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đều phải tự sao lưu dữ liệu một cách thủ công. Nhưng công nghệ điện toán đám mây đã khắc phục được khó khăn này. Mọi file và database trên website của bạn đều được sao lưu hoàn toàn tự động để đảm bảo sự tiện lợi đến mức tối đa trong suốt quá trình sử dụng.

Quản lý dữ liệu tiện lợi hơn

Việc đưa các dữ liệu lên trên hạ tầng cloud sẽ giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát hoàn toàn và quản lý nguồn dữ liệu này một cách dễ dàng, thuận lợi và đạt hiệu quả tối ưu nhất. Ngày nay, hầu hết tất cả các nền tảng chuyên phân tích dữ liệu đều sử dụng hình thức này vì có khả năng xử lý dữ liệu có cấu trúc và cả không có cấu trúc một cách trọn vẹn.

Những ứng dụng của Cloud Server trong thực tế là gì? 3

Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu hiệu quả

Bạn hoàn toàn có thể backup và truy xuất dữ liệu ở khắp mọi nơi nhờ thông qua mạng Internet. Một số ứng dụng được sử dụng rộng rãi cho nhu cầu này đó là: Google Drive, Dropbox, One Drive…

Thuê máy chủ Cloud Server ở đâu tốt nhất?

Nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như ứng dụng rộng rãi của Cloud Server, KDATA cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho phép bạn tùy chỉnh cấu hình, toàn quyền quản trị hệ thống với mức chi phí tối ưu nhất. Bạn có thể linh hoạt lựa chọn giữa hai cơ chế tính theo giờ (373 VNĐ/Giờ) hoặc chu kỳ theo tháng sao cho phù hợp với từng dự án, kế hoạch của doanh nghiệp.

Ưu điểm dịch vụ cho thuê Cloud Server của chúng tôi:

- Cho phép tự quản trị, tạo xóa VPS theo ý mình

- Image đa dạng

- Dễ sử dụng, giao diện thân thiện, tích hợp đầy đủ tính năng

- Tính năng Snapshot được tích hợp trong trang quản trị

- Tính năng Backup theo chu kỳ ngày, tuần, tháng được tích hợp trong trang quản trị

- Cùng các ưu điểm về Load Balancing (LB), Database (DB) và Auto Scaling (vAS)

>>> Mời bạn tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud Server giá rẻ của KDATA tại: https://cloud.kdata.vn/

Trên đây là những ứng dụng của Cloud Server trong thực tế mà có thể bạn chưa biết. Sau khi đọc xong bài viết và đã hiểu thêm về Cloud Server, mong rằng bạn sẽ biết cách sử dụng công nghệ này hiệu quả.