Tổng hợp các lệnh cơ bản trong Ubuntu - Ubuntu commands list

Dưới đây là danh sách các lệnh cơ bản trong Ubuntu đầy đủ và chi tiết nhất mà bạn cần dùng thành thạo để công việc được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Phím tắt mở Terminal trong Ubuntu

Để khởi động cửa sổ Terminal, bạn thực hiện theo 2 cách sau:

Cách 1: Nhấn phím cửa sổ, gõ Terminal. Sau đó, biểu tượng Terminal hiện ra. Bạn click chuột vào để mở.

Cách 2: Dùng tổ hợp phím tắt Ctrl Alt T để mở Terminal.

Để mở Terminal mới bạn dùng một trong hai cách trên. Trong trường hợp mở Terminal mới nằm trong cửa sổ hiện tại, bạn sử dụng tổ hợp phím Ctrl Shift T.

Danh sách các lệnh cơ bản trong Ubuntu

Tổng hợp các lệnh cơ bản trong Ubuntu - Ubuntu command list (1)

Các câu lệnh về mở file trong Ubuntu

  • pwd (từ viết tắt của path working directory): lệnh in đường dẫn đến vị trí bạn đang xem.
  • ls (viết tắt của list): hiển thị danh sách tập tin và thư mục có trong thư mục đang xem. Lệnh này được mặc định là không in các file ẩn. Vì thế, nếu muốn in cả file ẩn, bạn thêm tùy chọn “-a”.

Câu lệnh là: ls –a

  • cd (viết tắt của change directory): lệnh dùng để thay đổi vị trí của thư mục hiện tại và di chuyển đến thư mục khác. Một số câu lệnh cd thường dùng:

cd .: giữ nguyên vị trí thư mục hiện tại. cd ..: di chuyển đến thư mục cha của thư mục hiện tại. cd -: di chuyển đến thư mục trước của thư mục mà bạn đang xem. cd hoặc cd ~: đến thư mục /home/username. Đây là vị trí thư mục mặc định khi bạn mở Terminal. Đồng thời, bạn được toàn quyền đối với thư mục này. cd /: đến thư mục root. Đây là thư mục gốc chứa tất cả các thư mục, kể cả home/username. cd <tên thư mục con>: đi đến thư mục con của thư mục hiện tại. cd <đường dẫn đến thư mục>: đi đến thư mục với đường dẫn cứng. Ví dụ đường dẫn cứng có thể là: /home/username/Documents, ~/Documents/abc, ...

  • cp (viết tắt của copy): lệnh dùng để sao chép tập tin và thư mục đến thư mục khác.

cp <tên tập tin> <tên thư mục>: copy tập tin vào thư mục cp -r <tên thư mục nguồn> <tên thư mục đích>: copy thư mục nguồn vào thư mục đích

  • mv (viết tắt của move): lệnh di chuyển tập tin đến thư mục mới và đổi tên tập tin đó.

mv <tên tập tin cũ> <tên thư mục đích / tên tập tin mới>: di chuyển tập tin đến thư mục mới và đổi tên tập tin. **mv <tên tập tin cũ> <tên thư mục đích> **: di chuyển một tập tin đến thư mục đích nhưng không đổi tên.

  • rm (viết tắt của remove): lệnh xóa tập tin hoặc thư mục.

rm <tên tập tin>: dùng để xóa tập tin rm <tên thư mục>: xóa một thư mục rỗng rm -r <tên thư mục>: xóa một thư mục bất kỳ thư mục

  • mkdir (viết tắt của make directory): lệnh này dùng để tạo thư mục mới.

Cú pháp: mkdir <tên thư mục>

  • touch: tạo tập tin mới

Cú pháp: touch <tên tập tin>

  • man: hiển thị hướng dẫn các câu lệnh

Cú pháp: man <tên câu lệnh>

Ví dụ: man touch, man mkdir,...

Các câu lệnh về thông tin hệ thống

  • df: lệnh dùng để hiển thị mức độ tập tin hệ thống ở các phân vùng chiếm dụng không gian của đĩa cứng. Nếu muốn kết quả hiển thị đơn vị là MB hoặc GB thì bạn thêm tùy chọn “-h” (viết tắt của human-readable). Cú pháp lúc này là df -h.
  • du: hiển thị mức độ chiếm dụng trong không gian đĩa cứng của thư mục đang xem và các thư mục con của chúng. Dưới đây là một số tùy chọn bạn có thể dùng.
  • h (human-readable): hiển thị kết quả bằng đơn vị là KB, MB hay GB
  • s (summary): hiển thị tổng dung lượng
  • free: lệnh dùng để xem dung lượng còn trống của bộ nhớ RAM. Bạn cũng có thể xem các tùy chọn sau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
  • h: hiển thị cách dễ đọc với người dùng
  • g: hiển thị bằng đơn vị GB
  • m: hiển thị bằng đơn vị dạng MB
  • top: thể hiện thông tin hệ thống Linux hiện hành, các tiến trình đang chạy, tài nguyên của hệ thống. Bao gồm: RAM, CPU, phân vùng Swap, tổng số các tác vụ đang chạy.
  • uname -a: hiển thị tất cả các thông tin như tên máy tính, nhân Kernel kèm số phiên bản và các thông số chi tiết khác.
  • lsb_release -a: lệnh dùng để xem phiên bản Linux đang sử dụng.
  • ifconfig: lệnh dùng để xem danh sách các thiết bị mạng. Từ đó, bạn sẽ biết địa chỉ IP hiện tại của máy.
  • adduser: lệnh được sử dụng khi bạn muốn thêm một user mới.

Cú pháp: adduser <tên user mới>

  • passwd: thêm password cho người dùng mới.

Cú pháp: passwd <tên user mới>

  • sudo: khi dùng lệnh sudo, máy tính hiểu bạn đang dùng quyền cao nhất để thực thi câu lệnh, đó là quyền root.

Tuy nhiên, để thực hiện lệnh này, bạn buộc phải nhập mật khẩu của tài khoản quản trị. Thực tế, có một số lệnh buộc phải dùng lệnh sudo. Cụ thể:

sudo shutdown -h now: lệnh tắt máy tính ngay lập tức sudo reboot: lệnh khởi động lại máy tính

Gedit trong Ubuntu

Gedit là ứng dụng soạn thảo văn bản tự do, có chức năng hỗ trợ biên tập và chỉnh sửa các file văn bản. Gedit là một sản phẩm có trong bộ GNOME và thường được đi kèm sẵn trong phiên bản Ubuntu của Linux.

Bên cạnh đó, Gedit còn có chức năng tô màu cú pháp của một loạt mã lệnh trong các loại ngôn ngữ lập trình (như HTML, LaTeX) và các tập tin có cấu trúc CSS, diff.

Ngoài ra, tính năng của Gedit còn được mở rộng thông qua plug-in. Có thể đơn giản như thêm ngày tháng hoặc phức tạp hơn là hiển thị cây thư mực hay dấu nhắc lệnh Python.

Tổng hợp các lệnh cơ bản trong Ubuntu - Ubuntu command list (2)

- Để chỉnh sửa text, bạn mở Terminal và gõ cú pháp lệnh sau

sudo gedit /etc/hosts

Sau đó, nhập mật khẩu root và tiến hành chỉnh sửa. Tiếp đến, thêm dải IP, rồi lưu lại và đóng cửa sổ Gedit.

- Còn trong trường hợp muốn mở file text thì gõ lệnh:

gedit [textfilename]

Tất nhiên trước đó, bạn phải di chuyển tới thư mục có chứa file cần mở. Ngoài ra, cũng có một vài chương trình hỗ trợ mở file như nano, vi và cú pháp sử dụng tương tự như Gedit.

nano [textfilename]

vi [textfilename]

- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mở file text trực tiếp tại Terminal, điển hình là more, head hay tail có chức năng hiển thị một số phần nhất định của file:

Lệnh more cho phép bạn chuyển qua các trang tiếp theo trong văn bản.

more [textfilename]

Lệnh head chỉ hiển thị nội dung trên cùng của văn bản. Bạn thay thế ký tự # trong câu lệnh với số dòng tương ứng.

head -# [textfilename]

Lệnh tail chỉ hiển thị nội dung của dòng cuối cùng hoặc dòng của giá trị #. Tương tự như lệnh head, bạn thay # thành số dòng tương ứng.

tail -# [textfilename]

Lệnh Kill trong Ubuntu

Lệnh Kill được sử dụng để loại bỏ các chương trình không mong muốn. Đây là một trong các lệnh cơ bản trong Ubuntu thường sử dụng.

  • Lệnh Kill trong Ubuntu – sử dụng pkill

Khi muốn bỏ bất kỳ chương trình trên Ubuntu bằng Terminal thì cách đơn giản nhất là dùng lệnh Pkill. Lệnh Pkill khá hữu ích, giúp bạn dễ dàng kết thúc một tiến trình bằng cách nhập tên của tiến trình đó.

Ví dụ: pkill firefox

Hầu hết bạn có thể chạy lệnh pkill để kết thúc một process hoặc chương trình bị đóng băng mà không cần sử dụng quyền root. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp dùng pkill không mang lại hiệu quả, đặc biệt là khi chương trình đang chạy dưới quyền của người dùng root hoặc là chương trình riêng. Nếu gặp trường hợp này, bạn dùng lệnh sudo. Cú pháp như sau:

sudo pkill rootprogram

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm tùy chọn “-9” và cuối lệnh để kill một chương trình mà không thể loại bỏ chúng với các tùy chọn khác.

Cú pháp:

sudo pkill -9 rootprogram
  • Lệnh Kill trong Ubuntu – sử dụng kết hợp pidof và kill

Còn nếu bạn sử dụng lệnh Pkill thất bại thì có thể thay thế bằng lệnh Kill. Lệnh này hoạt động dựa trên Process ID. Do đó, trước khi dùng lệnh Kill, bạn phải tìm hiểu xem Process ID của chương trình có bị vấn đề gì không.

Cách kiểm tra Process ID là bạn dùng lệnh pidof.

Ví dụ: pidof firefox

Sau đó, cửa sổ Terminal hiện thị thông số đầu ra.

OUTPUT: 2219

Như vậy, Process ID của firefox: 2219.

Lúc này, lệnh kill của firefox sẽ là: kill 2219

Còn muốn kill chương trình root, bạn dùng lệnh: sudo kill 2219

Lúc này, nếu ứng dụng từ chối kết thúc, thì cũng giống như lệnh pkill, bạn thêm lựa chọn “-9” vào sau lệnh kill.

sudo kill -9 2219
  • Lệnh Kill trong Ubuntu – sử dụng lệnh Htop

Khi không thể dùng các lệnh riêng lẻ để kill chương trình trên Ubuntu, bạn có thể sử dụng đến Htop. Tương tự như Pkill và Kill, bạn có thể dùng ứng dụng này từ xa hoặc thông qua SSH.

Khi chạy trên Terminal, Htop có chức năng kill những chương trình không phản hồi trên hệ thống. Phần mềm này được phát triển và nâng cấp dựa tên công cụ Top – một công cụ quản lý hệ thống, được cài đặt sẵn trong các phiên bản Linux.

Để sử dụng Htop trên Ubuntu, bạn cài đặt phần mềm bằng cách sử dụng câu lệnh sudo apt install htop. Sau đó, tiến hành thực hiện kill chương trình.

Cách sử dụng Htop:

  • Mở cửa sổ Terminal, nhập Htop. Hoặc tìm kiếm Htop trên menu ứng dụng hay sử dụng phím tắt để mở Htop.
  • Khi đã mở Htop, dùng phím mũi tên để chọn chương trình muốn kill. Tiếp đó, mở menu kill bằng cách nhấn phím F9. Sau đó dùng phím F6 để sắp xếp các chương trình, F3 để tìm chương trình đang chạy. Khi cần trợ giúp bằng công cụ Htop, bạn sử dụng phím F1 hoặc nhập “nam htop” ở cửa sở Terminal để mở menu trợ giúp.
  • Cuối cùng, nhấn phím Q trên bàn phím hoặc nhấn phím F10 để thoát khỏi công cụ Htop.

Nguồn: hostingviet