VPS Windows và VPS Linux – Nên chọn hệ điều hành nào?

VPS Windows và VPS Linux, nên chọn hệ điều hành nào cho VPS? Cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của từng loại VPS gắn với hai hệ điều hành trên trước khi lựa chọn nhé!

VPS Windows và VPS Linux – Nên chọn hệ điều hành nào?

Giới thiệu chung về hệ điều hành VPS Windows và VPS Linux

- Hệ điều hành Windows

Năm 1985, Microsoft chính thức cho ra mắt hệ điều hành Windows. Tuy nhiên trước đó vào năm 1981, dựa trên nền tảng MS-DOS, phiên bản Windows đầu tiên đã được nghiên cứu nhằm cạnh tranh với hệ điều hành của nhà táo.

Sau một hành trình dài phát triển thì Windows đã đạt được những con số ấn tượng. Hệ điều hành máy tính cá nhân trên thế giới có đến 90% sử dụng Windows. Và tính đến thời điểm hiện tại, Microsoft đã rất thành công với những phiên bản khác nhau của Windows như Windows SP, Windows 7, Windows 8 và Windows 10. Bên cạnh đó cũng có một số phiên bản Windows khác như Windows 98, Windows 2000, Windows Vista, Windows Server,…

- Hệ điều hành Linux

Hệ điều hành Linux được Linus Torvalds phát triển dựa trên hệ điều hành Unix. Đây có thể được xem là hệ điều hành sinh sau đẻ muộn hơn hẳn so với Windows.

Linux là hệ điều hành miễn phí được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, cho phép các nhà phát triển tự do sửa đổi và bổ sung mã nguồn của nó.

Ban đầu thì Linux được phát triển để chạy trên máy tính các nhân của dòng Intel 86X. Nhưng hiện tại đã được phát triển để chạy trên những dòng khác. Và hiện nay, Linux đã được hỗ trợ bởi IBM.

Linux cũng là hệ điều hành hỗ trợ nhiều loại phần cứng nhất cho đến thời điểm hiện tại. Nó cũng bắt kịp được những phiên bản Unix độc quyền cũng như đe dọa soán ngôi Windows trong một số lĩnh vực.

Những ưu và nhược điểm của VPS Windows và VPS Linux

VPS Windows

VPS Windows và VPS Linux – Nên chọn hệ điều hành nào? (1)

  • Ưu điểm

- VPS Windows có giao diện dễ sử dụng. Điều này rất bổ ích với những người sử dụng VPS thì đại đa số người dùng đều đã quen với giao diện các sản phẩm khác của Windows.

- Hỗ trợ đầy đủ ứng dụng, hệ điều hành tùy chọn.

- Chủ động nâng cấp cấu hình mà không phải phụ thuộc vào dịch vụ web hosting thông thường.

- Khi máy chủ vật lý gặp sự cố, các máy VPS sẽ tự động chuyển sang máy chủ vật lý khác mà không làm hệ thống gián đoạn.

- Tiết kiệm chi phí.

- Tốc độ băng thông không giới hạn.

  • Nhược điểm

- Bảo mật: Hệ điều hành Windows thường trở thành tầm ngắm của các hacker. Hệ điều hành này thường xuyên dính mã độc, lỗ hổng bảo mật hay virus. Đây cũng là nguyên nhân mà bạn thường xuyên nhận các thông báo cập nhật phiên bản Windows của mình.

- Bản quyền: Windows là hệ điều hành trả phí nên ở một số nước, lượng người sử dụng Windows bản lậu khá cao.

- VPS Windows là phần mềm mã nguồn mở ít và hạn chế. Dù cho cộng đồng mã nguồn mở cho các ứng dụng Windows đã rất phát triển nhưng vẫn còn khá nhỏ bé.

VPS Linux

VPS Windows và VPS Linux – Nên chọn hệ điều hành nào? (2)

  • Ưu điểm

- Giá thành: Chi phí của Linux rẻ hơn với bộ mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí. Các ứng dụng dành cho Linux cũng miễn phí hoàn toàn.

- Tính linh động: Linux linh động hơn nên là sự lựa chọn phổ biến trong giới kinh doanh cũng như các nhà phát triển website. Với bộ mã nguồn mở, Linux sẽ có khả năng hoạt động tốt mà không bị ảnh hưởng bởi quá nhiều phần mềm độc hại và virus.

  • Nhược điểm

- Kho ứng dụng còn hạn chế.

- Không được nhiều nhà sản xuất hỗ trợ: Một số nhà sản xuất đã không phát triển Driver hỗ trợ nền tảng Linux.

- Không quá thân thiện với người dùng: Kể cả về hình thức lẫn thao tác, Linux thực hiện thao tác bằng cách dòng lệnh nên sẽ gây khó khăn cho người dùng hơn so với Windows.

Nên chọn VPS Windows hay VPS Linux?

Việc chọn lựa giữa VPS Windows và VPS Linux còn phụ thược vào nhu cầu và mục đích của bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng phần lớn các ứng dụng của Windows thì VPS Windows Việt Nam sẽ là lựa chọn hoàn hảo.

Riêng những doanh nghiệp nếu muốn tiết kiệm chi phí, tính linh động cao hơn thì có thể chọn VPS Linux. Nó phù hợp với các nhà phát triển sử dụng ngôn ngữ lập trình như C++, Java, PHP và một số ngôn ngữ theo hướng mã nguồn mở.