CDN là gì? 4 lợi ích to lớn của CDN mang lại cho website

CDN được sử dụng khá phổ biến cho các trang web thương mại điện tử, các trang mạng xã hội..... Vậy CDN là gì? Những lợi ích của CDN mang lại cho website của bạn là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết bên dưới đây nhé. 

CDN là gì? Nó hoạt động như thế nào?

Tìm hiểu khái niệm

CDN là viết tắt của cụm từ Content Delivery Network – mạng lưới phân tải nội dung được chúng ta sử dụng hằng ngày khi truy cập vào các website như tin tức, mua sắm online, xem video hoặc các mạng xã hội trực tuyến.

CDN là gì? 4 lợi ích to lớn của CDN mang lại cho website của bạn 1

Để hiểu được công dụng của CDN và tại sao các website lớn cần CDN nhiều đến vậy thì bạn cần hiểu được khái niệm latency – độ trễ khi load trang. Độ trễ này là khoảng thời gian được tính từ khi người dùng click vào một đường link website cho tới khi trang web cùng toàn bộ nội dung được hiển thị đầy đủ bao gồm chữ, hình ảnh, video.

Mỗi website và mỗi trang trong từng website sẽ có độ trễ khác nhau. Nhưng phần lớn, độ trễ này được quyết định bởi khoảng cách vật lý giữa địa điểm của người truy cập và nơi đặt server host trang web mà người dùng đang truy cập. Nhiệm vụ của CDN lúc này là thu ngắn khoảng cách này lại với mục đích cải thiện thời gian load trang và tốc độ vận hành trang web.

CDN hoạt động như thế nào?

Để rút ngắn tối đa khoảng cách giữa người truy cập và server của website, một CDN sẽ lưu trữ một bản cache (bản lưu trữ tạm) các nội dung của website tại nhiều vị trí địa lý khác nhau (points of presence hoặc PoP: vị trí hiển thị). Mỗi PoP chứa một phiên bản cache khác nhau đóng vai trò truyền nội dung tới người truy cập website trong phạm vi của nó.

Tóm lại, hệ thống CDN sẽ đặt nội dung website của bạn ở nhiều nơi, cung cấp khả năng truy cập nhanh, gọn, lẹ cho người dùng. Chẳng hạn, nếu một người dùng tại Nhật Bản truy cập website của bạn đặt tại Việt Nam thì truy cập này sẽ được xử lới bởi một PoP đặt tại Nhật Bản. Cách xử lý này sẽ nhanh hơn rất nhiều so với cách thông thường – yêu cầu truy cập của khách hàng đi một vòng quanh Trái đất để tới nơi đặt máy chủ của bạn, và máy chủ của bạn gửi thông tin hình ảnh ngược lại thông qua cũng đoạn đường đấy tới người dùng. Đây cũng là ví dụ đơn giản nhất để miêu tả cách thức hoạt động của một hệ thống CDN. Đi sâu hơn, bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại hình CDN và thời điểm thích hợp để trang bị CDN cho website của bạn.

Những lợi ích của CDN có thể bạn chưa biết

Tăng tốc độ tải trang

- CDN giúp mang nội dung của bạn đến người dùng bằng cách sao chép hoặc phản chiếu nội dung ở “edge servers”. Để truy cập nội dung, người dùng cần kết nối với các edge servers này, là nơi lưu trữ một “bản sao được lưu trữ trong bộ nhớ cache cục bộ” của nội dung gốc, giúp cho trải nghiệm trực tuyến nhanh hơn.

CDN là gì - 4 lợi ích to lớn của CDN mang lại cho website

- Tốc độ nhanh hơn sẽ giúp tăng khả năng giữ chân khách hàng cao hơn. Theo nghiên cứu hành vi người dùng của SOATA, công ty Akamai Technologies Inc., gần 10% khách truy cập sẽ rời khỏi trang nếu thời gian phản hồi chỉ tăng một giây và gần 30% sẽ không trở lại trang web chậm đó thêm lần nào nữa.

- Bên cạnh đó, Google cũng sẽ dành sự ưu tiên cho các trang web có tốc độ tải trang nhanh hơn so với trang web khác. CDN cũng sẽ giúp bạn có thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng tìm kiếm của Google. Từ đó giúp hỗ trợ tối đa cho SEO, tăng lợi thế kinh doanh so với đối thủ.

Tăng tính bảo mật cho wesbite

- CDN có khả năng ngăn chặn website của bạn khỏi các cuộc tấn công. Bởi cơ sở hạ tầng cốt lõi lúc này luôn được bảo vệ bởi tưởng lửa.

Điều này đặc biệt hữu ích khi website có nguy cơ phải hứng chịu một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DdoS) có khả năng làm chết website của bạn ngay lập tức. Cụ thể CDN sẽ luôn là điểm tiếp xúc đầu tiên với khách hàng nên cũng sẽ là điểm tấn công đầu tiên. Hầu hết CDN hiện nay đều được xây dựng với một kiến trúc phân tán nên nó có khả năng làm giảm thiểu một cuộc tấn công DDoS.

- Nhờ tính năng ẩn IP thật, CDN cũng góp phần bảo mật địa chỉ IP khiến hacker không thể dễ dàng tìm được IP của bạn.

Giảm tải cho server gốc

- Nếu trong cùng một lúc có quá nhiều khách truy cập và cùng gửi requests truy xuất dữ liệu đến server gốc của bạn. Thì đến một lúc nào đó, server sẽ bị quá tải, gây nên tình trạng down, lag, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Và quan trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số nếu website của bạn là một trang bán hàng hay thương mại điện tử,…

- Trong nhiều trường hợp, nếu bạn sử dụng CDN, lượng truy cập khổng lồ này sẽ được phân tán cho nhiều server có cùng dữ liệu tĩnh theo vị trí địa lý. Cũng có nghĩa là thay vì request lên server gốc, trình duyệt sẽ được gửi request lên một server khác có vị trí gần với khách truy cập nhất.

Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động

- Sử dụng CDN sẽ giúp giảm tải đáng kể băng thông phải sử dụng. Nhờ đó mà chi phí băng thông tiết kiệm được, lấy chi phí đó đầu tư vào các lĩnh vực khác.

- Không mất khoản phí nào dành cho việc đầu tư để nâng cấp cho hệ thống máy chủ hiện tại.

- Thay vì phải trang bị máy chủ đặt tại nhiều vị trí khác nhau thì bạn chỉ cần sử dụng CDN để tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị và tập trung vào việc kinh doanh.

Đối tượng nên trang bị CDN

- Những website có những giai đoạn cao điểm về lưu lượng truy cập hay web chứa nhiều nội dung tĩnh như images, css, javascript.

- Vị trí địa lý của khách truy cập và server gốc xa nhau. Hoặc website cần phân phối nội dung với chất lượng tốt cho khách truy cập trên toàn thế giới.

- Các doanh nghiệp, agency, tổ chức, cá nhân,… thường xuyên phải phân phối nội dung là các sản phẩm video, TVC, movies trên Internet nhằm mục đích quảng cáo và kinh doanh các sản phẩm dịch vụ tới người tiêu dùng.

- Những doanh nghiệp có nhu cầu phát sóng trực tiếp, làm các chương trình livestream. Chẳng hạn công ty tổ chức sự kiện, liveshow thời trang, ca nhạc, gameshow, show truyền hình thực tế, đài truyền trình,…

- CDN cũng là lựa chọn tối ưu cho các tổ chức doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư trang thiết bị, hạ tầng server tốn kém.

Dịch vụ CDN - Mạng lưới phân tải nội dung dành cho doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ trực tuyến, thay vì phải trang bị nhiều máy chủ đặt tại nhiều nơi, khách hàng có thể dùng dịch vụ CDN để tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị và tập trung vào việc kinh doanh.

Có thể bạn muốn xem thêm: 9 lợi ích khi sử dụng dịch vụ CDN mà bạn nên biết CDN là gì? 4 lợi ích to lớn của CDN mang lại cho website của bạn 3

Hệ thống máy chủ CDN được đặt tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam và nước ngoài, giải pháp CDN do KDATA cung cấp có những ưu điểm nổi bật sau:

- Giảm tải cho hệ thống máy chủ vận hành chính. - Giúp việc truyền tải dữ liệu nhanh hơn để website có tốc độ truy xuất nhanh hơn dù ở bất kỳ đâu. - Tốt cho việc đánh giá của Google, tăng tốc độ load site. - Tương thích với các mã nguồn thông dụng như Wordpress, Joomla, Drupal, Magento. - Khách hàng chỉ trả tiền theo lưu lượng băng thông đã sử dụng. - Giúp cho việc kinh doanh của khách hàng được thuận lợi hơn.

Blog Kdata hy vọng rằng, thông qua bài viết về CDN là gì? những lợi ích của CDN mang lại cho website trên đây sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Mời bạn tham khảo thêm: https://blog.kdata.vn/khi-nao-nen-su-dung-cdn-thoi-diem-trien-khai-dich-vu-cdn-407/