Hosting là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết về hosting

Hosting là gì? Có tác dụng gì? Có nên thuê Hosting không?... Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các kiến thức cơ bản về Hosting nhé!

Hosting là gì?

Hosting là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết về hosting (1)

Hosting là một dịch vụ giúp bạn tạo website, ứng dụng web lên Internet. Khi đăng ký dịch vụ hosting, chính là bạn thuê một chỗ đặt trên server chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn chạy được.

Server ở đây chính là một máy tính chạy không ngừng để website của bạn hoạt động liên tục cho tất cả người dùng truy cập vào. Nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ chịu trách nhiệm giữ cho server hoạt động liên tục, chống các cuộc tấn công mã độc, cũng như chuyển tải nội dung từ server xuống trình duyệt của người dùng.

Một hosting sẽ chứa toàn bộ files, tài liệu và cả database. Người dùng sẽ nhập tên miền trên thanh trình duyệt, khi ấy hosting sẽ chuyển toàn bộ files cần thiết từ server xuống trình duyệt của người dùng. Như vậy, trước khi tiến hành tạo một website, bạn cần tìm hiểu về hosting.

Hosting có tác dụng gì? Tại sao phải thuê hosting?

Hosting với chức năng là lưu trữ nội dung của web, dịch vụ mail, FTP,… Và nếu không có hosting thì website của bạn cũng chỉ hoạt động trên máy tính của bạn. Cũng chỉ mình bạn thấy và sử dụng web đó. Nhưng với webhosting thì ai cũng có thể tìm kiếm, truy cập website của bạn nên có địa chỉ tên miền hoặc IP chính xác.

Để website của bạn hoạt động trên Internet thì chắc chắn phải cần đến dịch vụ Hosting. Hơn thế nữa, một hosting với cấu hình mạnh sẽ giúp kết quả truy vấn tìm kiếm tốt hơn. Nó sẽ tác động đến những yếu tố sau:

  • Tốc độ: Nếu gói hosting chất lượng thấp thì website của bạn có thể bị tải chậm. Từ đó dẫn đến trải nghiệm khách hàng kém hơn. Dẫn đến thứ hạng của trang bị giảm xuống.
  • Web luôn hoạt động: Một dịch vụ hosting chất lượng với hạ tầng mạnh mẽ sẽ đảm bảo web của bạn hoạt động 24/7. Nếu web bị chuyển sang ngoại tuyến vì các sự cố của hosting thì hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì có thể bị Google gắn cờ và loại bỏ trang web của bạn ra khỏi kết quả tìm kiếm.
  • Bảo mật: Một trang web với độ bảo mật tốt sẽ dễ đánh mất niềm tin nơi khách hàng. Đồng thời, nó còn có thể bị tấn công, nhiễm phần mềm độc hại.

Thuê hosting cần chú ý thông số gì?

Hosting là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết về hosting (3)

  • Dung lượng lưu trữ: Có hai loại ổ cứng lưu trữ gồm HDD và SSD. Nhưng SSD sẽ có tốc độ xử lý nhanh hơn và giá cũng cao hơn. Phần lớn hiện nay các nhà cung cấp sẽ sử dụng ổ SSD, nhưng bạn cũng cần kiểm tra kỹ.
  • Hệ điều hành: Gồm Linux và Windows, nếu bạn dùng WordPress thì nên chọn hệ điều hành Linux.
  • Ngôn ngữ lập trình.
  • Băng thông: Chính là lượng dữ liệu được truyền đi trong 1 giây. Thường nó sẽ được định lượng theo tháng, nếu hết hoặc muốn nâng cấp băng thông thì bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp hosting.
  • Addon Domain: Lượng addon domain mà bạn có thêm vào web.
  • Sub Domain: Lượng sub domain mà bạn có thể khởi tạo.
  • Sao lưu: Sao lưu dữ liệu hàng ngày, hàng tuần.
  • Các tham số bảo mật: Bao gồm mã hóa kênh SSL, add-on antivirus.

Nên chọn thuê hosting Việt Nam hay nước ngoài?

Đây vẫn là thắc mắc của rất nhiều người khi mới bắt đầu sử dụng hosting. Dưới đây là ưu và nhược điểm của hosting Việt Nam và hosting nước ngoài, cùng xem tiếp để chọn lựa cho phù hợp nhé.

Hosting Việt Nam

Đây là dịch vụ hosting có hệ thống server trong nước. Máy chủ được tại Việt Nam nên sẽ không cần phải giao tiếp qua đường cáp biển nên có tốc độ xử lý và truyền tải thông tin khá tốt.

Ưu điểm:

  • Tốc độ truy cập nhanh.
  • Đăng ký đơn giản, nhanh chóng.
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7.

Hạn chế:

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng của các đơn vị mới thành lập có thể không được tốt cho thiếu kinh nghiệm.

Hosting nước ngoài

Đây là dịch vụ hosting có server được đặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các máy chủ có thể được đặt tai Singapore, Nhật Bản, Mỹ hay ở châu Âu. Ưu và hạn chế của dịch vụ hosting nước ngoài sẽ là:

Ưu điểm:

  • Chất lượng cao, hạ tầng mạnh mẽ, công nghệ vượt trội.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp do đã có nhiều kinh nghiệm.
  • Nhiều khuyến mãi.

Hạn chế:

  • Cách thức đăng ký và thanh toán phức tạp hơn so với dịch vụ hosting Việt Nam.
  • Tốc độ dễ bị ảnh hưởng nếu gặp trục trặc về đường truyền cáp biển.
  • Chênh lệch múi giờ.
  • Bất đồng ngôn ngữ: Nếu bạn không có vốn ngoại ngữ khá thì sẽ có thể gặp phải nhiều trở ngại.

Phân biệt những loại web hosting hiện nay

Hosting là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết về hosting (4)

Hiện nay, web hosting được chia thành các loại như sau: share hosting, vps hosting, cloud hosting, dedicated hosting, wordpress hosting.

  • Shared hosting

Là dịch vụ hosting mà ở đó toàn bộ tài nguyên sẽ được chia nhỏ cho nhiều website khác nhau. Các code, web plaform, database, hệ điều hành sẽ được đặt trên server vật lý và chia sẻ toàn bộ tài nguyên này.

Đây là gói có tiết kiệm chi phí nhất nhưng hiệu năng thì cũng kém nhất trong các loại hosting. Tuy nhiên với shared hosting thì bạn sẽ không phải lo việc quản trị. Chỉ cần đưa dữ liệu lên website với cấu hình bạn đã chọn. Nhưng do không có quyền quản trị nên bạn sẽ không xem được liệu tài nguyên có bị web khác chiếm dụng không.

Như vậy, shared hosting chỉ phù hợp để tạo landing page, web dùng để quảng bá sản phẩm mới.

  • VPS hosting

Một server vật lý đã được cài đặt ứng dụng ảo hóa để tạo ra nhiều server ảo. Vì vậy khi thuê máy chủ ảo thì bạn vẫn toàn quyền sử dụng server ảo như dedicated hosting nhưng với mức chi phí tối ưu hơn.

  • Dedicated hosting

Dịch vụ này cho phép bạn thuê một máy chủ vật lý và tòan quyền sử dụng tài nguyên từ phần cứng, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên nó đòi hỏi bạn phải có đủ trình độ để quản lý, vận hành.

  • Cloud hosting

Cloud hosting được vận hành trên nền tảng điện toán đám mây. Dịch vụ cho phép bạn đặt website lên đám mây, như một tập hợp server chịu mọi trách nhiệm xử lý hoạt động của web. Nó khác với mô trình truyền thống, Cloud hosting sẽ cho phép gộp tài nguyên của nhiều máy chủ vạt lý bằng công nghệ ảo hóa của VPS hosting.

Đây được xem là một giải pháp tối ưu nhất. Bởi tài nguyên sử dụng cho web gần như là vô hạn và bạn có thể tùy chỉnh linh hoạt chỉ với vài phút bằng sự hỗ trợ từ nhà cung cấp cloud hosting.

Đây là dịch vụ hosting mà trong đó website của bạn đã được tích hợp sẵn công cụ WordPress. Bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ hosting này và bắt đầu xây dựng hệ thống website của mình trên nền WordPress. Bạn có thể chọn đặt nền tảng WordPress này lên host theo 1 trong 4 phương pháp lưu trữ trên. Nhưng hiện nay tiên tiến nhất chính là Cloud Hosting.

Tóm lại, trên là những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về hosting. Hãy tham khảo và bỏ túi, nó chắc chắn sẽ hữu ích và giúp được bạn khi bắt đầu tìm hiểu về hosting, lưu trữ web và xây dựng một website của mình.