VPS là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết về máy chủ ảo VPS

Máy chủ ảo VPS là gì? Có ưu nhược điểm gì? Thông số kỹ thuật ra sao? Cùng KDATA tìm hiểu các kiến thức cơ bản  về VPS mà bạn cần biết nhé!

VPS là gì?

VPS là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết về máy chủ ảo VPS (1)

VPS (Virtual Private Server) là máy chủ ảo được tạo bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự máy chủ riêng (dedicated server).

Mỗi VPS sẽ được trang bị một phần CPU với dung lượng RAM, dung lượng ổ HDD, địa chỉ IP và hệ điều hành riêng biệt giúp người dùng, doanh nghiệp có thể toàn quyền quản lý và khởi động lại hệ thống bất kỳ lúc nào.

Nếu doanh nghiệp, cá nhân chưa đủ kinh phí để đầu tư một máy chủ riêng hay thuê máy chủ riêng thì máy chủ ảo  chính là lựa chọn phù hợp bởi giá thành của nó thấp hơn nhiều nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tính năng như một máy chủ vật lý.

Khi nào nên sử dụng VPS?

Hiện nay, VPS được sử dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kể cả những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ cũng sử dụng máy chủ ảo trong việc kinh doanh.

Nhưng thường thấy nhất thì VPS được sử dụng trong:

  • Lưu trữ web đa dịch vụ.
  • Máy chủ cho game.
  • Phát triển platform.
  • Máy chủ của hệ thống Email doanh nghiệp.
  • Lưu trữ dữ liệu: hình ảnh, video, tài liệu,…
  • Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp.
  • Môi trường ảo để lập trình.

Ưu và nhược điểm của máy chủ ảo VPS

[caption id="attachment_232" align="aligncenter" width="600"]VPS là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết về máy chủ ảo VPS (2) VPS được sử dụng trong việc vận hành hệ thống doanh nghiệp và kinh doanh[/caption]

Ưu điểm

  • Cài đặt, kích hoạt sử dụng nhanh chóng (từ 5-10 phút).
  • Tính năng bảo mật cao, an toàn với người sử dụng.
  • Quyền quản trị từ xa, cài đặt các phần mềm và ứng dụng theo nhu cầu.
  • Toàn quyền sử dụng các phần mềm như một máy chủ độc lập.
  • Giá thành rẻ hơn, tiết kiệm nhiều chi phí.

Hạn chế

  • Bị ảnh hưởng bởi hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra nó.
  • Việc dùng chung máy chủ vật lý khiến VPS của bạn bị phụ thuộc.
  • Năng suất làm việc đôi lúc không đạt được mức như bạn mong muốn.
  • Việc nâng cấp VPS có thể sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí của bạn.

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng máy chủ ảo VPS?

VPS là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết về máy chủ ảo VPS (3)
  • Tính năng tương tự Server: Chuyển đổi số đang dần đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý và kinh doanh thì doanh nghiệp rất cần có một hệ thống hạ tầng mạng ổn định, mạnh mẽ để thực hiện nhiệm vụ trên. Máy chủ ảo VPS sẽ đáp ứng đầy đủ tiêu chí một máy chủ (server) nhưng với chi phí tối ưu hơn rất nhiều so với việc thuê máy chủ riêng.
  • Miễn phí cài đặt cấu hình: Thuê máy chủ ảo VPS thì doanh nghiệp cũng không cần phải lo lắng về việc cài đặt cấu hình, các phần mềm liên quan vì đã có đội kỹ thuật chuyên nghiệp của nhà cung cấp giúp bạn rồi.
  • Dễ dàng nâng cấp và sử dụng: Một lợi thế khác đó là doanh nghiệp có thể thay đổi, nâng cấp cấu hình bất kỳ lúc nào chỉ trong khoảng vài phút. Dễ dàng sử dụng hệ thống điều khiển từ xa Remote Destop hoặc SSH.

Như vậy với doanh nghiệp máy chủ ảo VPS là một giải pháp máy chủ tuyệt vời. Không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, xử lý dữ liệu. Tính bảo mật cao giúp chống rò rỉ thông tin, đảm bảo luôn ổn định trong suốt quá trình vận hành, triển khai.

Những thông số cần biết về VPS 

Bạn cần nắm rõ các thông số kỹ thuật của VPS để chọn được một cấu hình phù hợp với nhu cầu:

  • RAM

RAM là bộ nhớ chính trong máy tính. Nếu VPS bạn định thuê có RAM càng nhiều thì khả năng truy xuất dữ liệu cũng sẽ càng tốt. Bởi khi dùng VPS, RAM sẽ xử lý các vấn đề như xử lý đoạn mã PHP với phần mềm PHP, xử lý truy xuất nhập xuất của database với MySQL, hỗ trợ đọc ghi dữ liệu,…

Hiện nay phần lớn các dịch vụ VPS đều sẽ cho phép người dùng chọn mức RAM từ 512MB đến 16GB (nếu lớn hơn 16GB thì có thể là Cloud VPS). Tùy vào lượng truy cập của khách vào website của bạn mà cần nhiều hay ít RAM.

Đối với WordPress thì bạn chỉ cần 1GB RAM là có thể sử dụng thoải mái nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: SWAP (RAM ảo) là gì? Khi nào cần sử dụng SWAP? Cài SWAP có tốn tài nguyên?
  • Ổ cứng

Ổ cứng (disk) là không gian lưu trữ được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn website mà bạn đã lưu trên đó.

Hiện nay ổ cứng chia làm 2 loại là SSD và HDD:

HDD (Hard Disk Drive) là một loại ổ đĩa thông dụng nhất mà bạn thường sử dụng trên máy tính.

SSD (Solid State Drive) dịch là ổ cứng bán dẫn. Đây là một loại ổ cứng để lưu trữ dữ liệu nhưng sẽ có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn loại HDD lên tới khoảng 300 lần. Nếu test thử bạn sẽ thấy nếu HDD có tốc độ truy xuất khoảng 80Mb/s nhưng với SSD thì sẽ lên tới 400Mb/s.

VPS sử dụng ổ cứng SSD sẽ có giá đắt hơn loại ổ HDD nhưng tốc độ sẽ nhanh hơn vì vậy mà SSD được nhiều người dùng

  • CPU Core

CPU Core có nghĩa là lõi xử lý của CPU. Một Dedicated Server có số lượng core nhất định và nó sẽ được chia cho các VPS. Thường thì số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt.

Với các gói VPS, trung bình thì bạn chỉ được chọn từ loại 1 core đến 6 cores.

  • Bandwidth/Transfer

Cả hai đều mang nghĩa là băng thông. Nó có nghĩa là lưu lượng mà bạn được phép truyền tải dữ liệu đi.

  • IP

IP (Internet Protocol) được hiểu là số lượng địa chỉ IP mà bên nhà cung cấp sẽ cấp cho bạn. Các dãy IP sẽ được cấp chọn ngẫu nhiên.

Nếu mua thêm nhiều IP khác nhau thì những dãy IP đó sẽ có chung 1 class A và B.

Chọn hệ điều hành nào cho VPS?

Hiện nay, máy chủ ảo VPS đang được hỗ trợ bởi 2 hệ điều hành phổ biến gồm Linux và Windows. Linux được đánh giá là thân thiện với người dùng, hỗ trợ được nhiều ứng dụng hơn, nhưng phải trả phí cao hơn Windows. Nhưng nếu bạn làm việc với Dot Net hay Visual Studio thì nên chọn Windows.

>>> Xem chi tiết tại: VPS Windows và VPS Linux – Nên chọn hệ điều hành nào?

Các hệ điều hành Linux phổ biến

[caption id="attachment_234" align="aligncenter" width="600"]VPS là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết về máy chủ ảo VPS (4) Linux được dùng khá phổ bến trên máy chủ ảo VPS[/caption]
  • Hệ điều hành Debian

Debian là một phân bản khác của Linux. Nó là hệ điều hành máy tính phổ biến và có sẵn. Debian nổi tiếng với hệ thống quản lý gói APT. Debian cũng không sở hữu ứng dụng Microsoft Word, Exel mà được thay vào đó là các ứng dụng WordPerfect của Corel cùng các desktop applications tương tự.

Điểm mạnh của Debian:

- Trình cài đặt toàn diện.

- Phát hành miễn phí.

- Ổn định.

- Hỗ trợ nhiều kiến trúc phần cứng.

- Chuyển đổi dễ dàng.

  • Hệ điều hành Ubuntu

Tương tự Debian, Ubuntu là một bản phân phối khác của Linux. Mục tiêu của Ubuntu là cung cấp một hệ điều hành ổn định, cập nhật phiên bản thường xuyên cho người dùng.

Ubuntu tập trung vào sự tiện dụng, dễ dàng cài đặt với nhiều chức năng thường xuyên được cập nhật. Hệ điều hành này cũng có cộng đồng người sử dụng lớn nên có khá nhiều tài liệu miễn phí và được cập nhật thường xuyên. Giao diện desktop cũng thân thiện nên nếu bạn là người mới sử dụng thì nên chọn Ubuntu.

  • Hệ điều hành CentOS

CentOS là một bản phân phối khác của hệ điều hành Linux. CentOS bắt nguồn hoàn toàn từ bản phân phối RHEL nên CentOS là một môi trường hoàn hảo để lập trình. Về điểm này thì CentOS vượt hơn hẳn Ubuntu khi nó dễ dàng tùy chỉnh, bảo mật và ổn định rất phù hợp với doanh nghiệp.

  • Hệ điều hành Fedora

Fedora là một bản phân phối của Linux, được phát triển dựa trên cộng đồng Fedora Project. Bạn có thể dùng Fedora cùng với các hệ điều hành khác như Microsoft WindowsTM hay Mac OS XTM.

Ưu điểm của Fedora:

- Hoàn toàn miễn phí, đa tính năng.

- Giao diện đột phá với nhiều chức năng.

- Là một môi trường tốt để lập trình web.

- Nhanh chóng, cập nhật thường xuyên và tính khả dụng cao.

Hệ điều hành Windows Server

Windows Server là một nhánh của hệ điều hành Server của Microsoft. Windows Server được thiết kế để chia sẻ các dịch vụ với nhiều người dùng, đồng thời cung cấp sự điều hành, quản trị rộng rãi với cơ sở dữ liệu và mạng công ty.

Tóm lại nếu bạn dùng WordPress hoặc chạy web PHP thì nên chọn các hệ điều hành Linux. Hoặc cũng có thể chọn CentOS, Ubuntu thì đây cũng là hai hệ điều hành được nhiều người sử dụng.

Chọn Control Panel cho VPS

Những Control Panel có tính phí

  • cPanel
[caption id="attachment_235" align="aligncenter" width="600"]VPS là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết về máy chủ ảo VPS (5) Cpanel là control panel được dùng phổ biến trong VPS[/caption]

cPanel là control panel trên nền Linux được sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho tài khoản web hosting.

cPanel có những ưu điểm nổi trội đó là dễ tìm hiểu, dễ sử dụng giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. cPanel đã được thử nghiệm kỹ càng, có trình cài đặt tự động. Hơn hết là cộng đồng người dùng lớn nên có khá nhiều bài hướng dẫn để bạn tìm đọc.

  • DirectAdmin

DirectAdmin là phần mềm quản lý hosting trên Linux. Control Panel này cũng khá nhẹ, phù hợp với nhiều cấu hình, ít chiếm tài nguyên và chức năng cũng ít hơn cPanel nên dễ sử dụng. Giá cũng thấp hơn so với cPanel.

Control Panel này cũng sở hữu những ưu điểm nổi bật là tốc độ cao, nhẹ nên sử dụng ít tài nguyên của hệ thống. Tính ổn định cao, phân quyền khi quản lý và chi phí cũng tương đối mềm.

  • Plesk

Plesk là một công cụ quản trị, hỗ trợ được cho cả VPS Windows và VPS Linux. Ngoài ưu điểm này thì nó còn được người dùng đánh giá là ổn định, đáng tin cậy với nhiều hệ thống phần mềm hữu ích. Tích hợp đầy đủ các tính năng có thể quản lý các dịch vụ để vận hành website của mình.

Giao diện Plesk cũng thân thiện và dễ sử dụng. Đây cũng là control panel duy nhất tích hợp tính năng thiết kế web, giao tiện storefront SaaS và phân hệ Billing, mang lại sự tiện dụng và hiệu quả cao cho người sử dụng. Nó cũng cho phép tạo nhiều tài khoản FTP, kết hợp cấu trúc linh hoạt.

Những Control Panel miễn phí

  • VestaCP
[caption id="attachment_236" align="aligncenter" width="600"]VPS là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản cần biết về máy chủ ảo VPS (6) VestaCP là control panel miễn phí[/caption]

Vesta CP là một control panel đơn giản. Nó có hỗ trợ Nginx mang lại hiệu suất cao hơn nhiều lần so với Apache. Với VestaCP thì Nginx chỉ làm công việc reseved proxy từ Apache cho các file tĩnh. Cách cài đặt VestaCP lên VPS cũng vô cùng dễ dàng.

  • aaPanel

aaPanel có thể quản lý server thông qua giao diện (GUI) đơn giản và chỉ với thao tác đơn giản thì đã có thể cài đặt được một web server chạy mô hình LNMP/LAMP. aaPanel ra đời  với mục đích giúp cho việc cài đặt, quản trị vps, server web trở nên đơn giản hơn. Từ đó giúp người dùng có nhiều thời gian để tập trung phát triển ứng dụng mà không cần quan tâm nhiều tới hệ thống. aaPanel còn khá mới, hiện tại chỉ phát triển version 1.1.0 và họ sẽ update liên tục theo từng tháng.

Về chức năng thì hiện tại aaPanel chỉ hỗ trợ những chức năng đơn giản mà bất kỳ panel nào cũng có như quản lý Web, FTP, Database, File.

  • CyberPanel

CyberPanel là một hosting control thế hệ mới, tích hợp OpenLiteSpeed một web server mã nguồn mở của LiteSpeed Web Server EnterPrise. CyberPanel được thiết kế để cung cấp cho người dùng một web hosting control panel cực tốt về tốc độ, bảo mật và độ tin cậy cao (Speed, Security, Reliability).

  • Hocvps

Hocvps có ưu điểm chính là không chạy ngầm bất kì service nào nên không hề tiêu thụ tài nguyên VPS khi không sử dụng. Hocvps có nhiều tính năng nổi bật như thông tin cài đặt đơn giản, chỉ cần lựa chọn phiên bản PHP, tên miền chính và port admin là đủ. Bên cạnh đó là có thể sử dụng Nginx repo thay vì compile từ source như những script khác giúp việc cài đặt Nginx nhanh hơn, sau này có nâng cấp cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

  • VPSSIM

VPSSIM hay VPS SIMPLE là một tiện ích tự động cài đặt và tối ưu Nginx – PHP – MariaDB (LEMP) cho Centos VPS.  Không như những control panel khác được biết bằng ngôn ngữ PHP chạy trên trình duyệt, VPSSIM chỉ chạy trên SSH và không chạy ngầm. Vì vậy mà không hề tiêu thụ tài nguyên VPS khi không sử dụng. Điều này giúp VPS của bạn có thể dành hết công suất để phục vụ các service liên quan tới việc vận hành website.

Thuê VPS ở đâu tốt tại Việt Nam?

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ VPS uy tín ở Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể chọn một nhà cung cấp giá tốt, chất lượng dựa trên những tiêu chí, chẳng hạn gồm:
  • Uy tín, tên tuổi.
  • Hiệu suất và sự ổn định.
  • Tính bảo mật.
  • Giá thành.
  • Cam kết uptime.
  • Kênh giám sát tài nguyên.
  • Chất lượng hỗ trợ khách hàng.
  • Những chương trình khuyến mãi.
KDATA là một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đáp ứng đầy đủ tất cả yêu cầu trên. Dịch vụ Cloud VPS sẽ cho phép khách hàng khởi tạo máy chủ ảo theo nhu cầu hàng loạt các tài nguyên máy chủ ảo gồm:

- Bộ vi xử lý trung tâm (CPU).

- Bộ nhớ tạm thời (RAM).

- Dung lượng lưu trữ (Storage).

- Hệ thống mạng (Networks).

Hệ thống Cloud VPS của KDATA được xây dựng trên hệ thống phần cứng chính hãng hiện đại nhất từ Dell. Ứng dụng giải pháp công nghệ KVM-OpenStack đã được Amazon, IBM, Alibaba,… công nhận. Hệ thống được đặt tại Data Center đạt chuẩn Tier 3 Quốc tế của Viettel, VNPT. Dịch vụ sử dụng riêng hệ thống kết nối cáp ổn định, băng thông cao lên tới 100Gbps, đảm bảo cam kết chất lượng (SLA) 99,99% uptime. (SLA) 99,99%.

Khách hàng có thể dễ dàng khởi tạo dịch vụ chỉ sau vài cú nhấp chuột. Tất cả các nghiệp vụ quản trị, vận hành đều được thực hiện thông qua giao diện web.

Kết luận

VPS là một trong các giải pháp máy chủ đám mây được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong quá trình chuyển đổi số. Dựa trên những thông số cơ bản của một máy chủ ảo VPS, doanh nghiệp nên xác định cấu hình tối ưu cho việc vận hành, quản lý để tiết kiệm chi phí.